Ngày 30/6/2024, tại Trung tâm Hội thảo tỉnh Trà Vinh đã diễn ra Hội thảo nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PGI, PAR Index, SIPAS, PAPI tỉnh Trà Vinh năm 2024 (gọi tắt là Hội thảo) do UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức. Hội thảo nhằm phân tích, đánh giá chuyên sâu kết quả các chỉ số PCI, PGI, PAR Index, SIPAS, PAPI của tỉnh Trà Vinh, định hướng các giải pháp thiết thực để cải thiện và nâng cao chất lượng điều hành của tỉnh các năm tiếp theo cũng như giúp các ngành, các cấp, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nhận thức đúng đắn hơn về mục tiêu thực hiện của các Chỉ số.
Về phía tỉnh Trà Vinh, tham dự Hội thảo có Ông Lê Văn Hẳn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh; Ông Nguyễn Văn Triết – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh; Bà Dương Thị Ngọc Thơ – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh; Ông Lê Thanh Bình – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; Ông Nguyễn Trung Hoàng – Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh; Ông Nguyễn Quỳnh Thiện – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh.
Về phía chuyên gia, Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI Việt Nam), Giám đốc Dự án Sáng kiến Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI); Ông Phạm Minh Hùng, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Bộ Nội vụ; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang – Giảng viên cao cấp Viện Lãnh đạo học và chính sách công – Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh.
Và khoảng 800 đại biểu là lãnh đạo các Sở ban ngành tỉnh, lãnh đạo UBND cấp huyện, lãnh đạo các phòng chuyên môn của UBND các huyện, thị xã, thành phố; Bí thư, Chủ tịch, cán bộ công chức phụ trách bộ phận một cửa, cán bộ địa chính các xã phường thị trấn; cùng đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; các cơ quan báo, đài trong và ngoài tỉnh đến dự và đưa tin.
Ảnh. Ông Lê Văn Hẳn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh phát biểu khai mạc Hội thảo |
Phát biểu khai mạc cho Hội thảo, dựa trên cơ sở kết quả đạt được và thực tiễn tình hình thực hiện đối với từng chỉ số, Ông Lê Văn Hẳn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính; nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đã nêu tập trung nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); chỉ số cải cách hành chính (PAR Index); chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) là một trong 06 nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Sau Đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 12-CTr/TU, ngày 26/3/2021 về tăng cường công tác lãnh đạo nâng cao thứ hạng các chỉ số nêu trên. Điều đó cho thấy tỉnh Trà Vinh đặc biệt quan tâm nâng cao hiệu quả quản trị, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Thông qua Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẽ thông tin liên quan đến các chỉ số, gợi ý một số giải pháp cũng như hàm ý chính sách góp phần tăng thứ hạng các chỉ số trong thời gian tới, cụ thể:
Ảnh. Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chia sẻ tham luận tại Hội thảo. |
(1) Để duy trì và cải thiện, nâng hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI Việt Nam), Giám đốc Dự án Sáng kiến Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) đã chia sẻ, đánh giá về Chỉ số PCI, PGI của tỉnh Trà Vinh và định hướng cải thiện trong thời gian tới tỉnh Trà Vinh. Theo đó:
– Kết quả đánh giá năm 2023: Chỉ số PCI năm 2023 tỉnh Trà Vinh đạt thứ hạng 24/63 tỉnh thành, tăng 02 hạng so với năm 2022; Chỉ số PGI năm 2023 tỉnh Trà Vinh đạt thứ hạng 13/63 tỉnh thành, giảm 12 hạng so với năm 2022.
– Theo bảng điểm và thứ hạng của các Chỉ số thành phần PCI của tỉnh Trà Vinh năm 2023 so với năm 2022, trong 10 Chỉ số thành phần có: 03 Chỉ số tăng điểm và tăng hạng (Tiếp cận đất đai; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự); 03 Chỉ số tăng điểm nhưng giảm hạng (Gia nhập thị trường; Chi phí thời gian; Chính sách Hỗ trợ doanh nghiệp); 04 Chỉ số giảm điểm và giảm hạng (Tính minh bạch; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động; Chi phí Không chính thức).
– Từ kết quả đánh giá PCI năm 2023, một số hàm ý chính sách được ra, như sau:
– Từ kết quả đánh giá PGI năm 2023, một số hàm ý chính sách được ra, như sau:
(2) Nhằm hiểu rõ hơn về hoạt động cải cách hành chính, tính khách quan, phản ánh trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính tỉnh Trà Vinh thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công, Ông Phạm Minh Hùng, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Bộ Nội vụ đã chia sẻ, đánh giá và định hướng nâng cao về Chỉ số PAR INDEX, SIPAS của tỉnh trong thời gian tới của tỉnh Trà Vinh.
Ảnh. Ông Phạm Minh Hùng, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính Bộ Nội vụ chia sẻ tham luận tại Hội thảo. |
(3) Để biết thêm tính hiệu quả trong công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công dựa trên đánh giá và trải nghiệm của người dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với dữ liệu được thu thập thường niên, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang – Giảng viên cao cấp Viện Lãnh đạo học và chính sách công – Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh đã chia sẻ, đánh giá về Chỉ số PAPI và định hướng nâng cao trong thời gian tới của tỉnh Trà Vinh.
Ảnh. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang – Giảng viên cao cấp Viện Lãnh đạo học và chính sách công – Học viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh chia sẻ tham luận tại Hội thảo. |
Chỉ số PAR Index năm 2023 của tỉnh Trà Vinh tăng 02 bậc, xếp thứ hạng 48/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và hạng 07/13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ số SIPAS tăng 04 bậc (đạt 84,58%), xếp thứ hạng 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và hạng 02/13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong năm 2024, tỉnh Trà Vinh cần xác định rõ ưu tiên hành động cho từng năm và cả giai đoạn; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đầu mối về các chỉ số PAPI, PCI, PAR index, SIPAS và DTI (Chỉ số Chuyển đổi số) để đồng bộ hóa hành động và tác động; thí điểm những mô hình, cách làm mới; xác định rõ vai trò và nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc…
Ảnh. Lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở, ban ngành chụp hình, cùng 03 chuyên gia chụp hình tại Hội thảo |
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Ông Lê Văn Hẳn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đã yêu cầu các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và sự đồng hành của người dân, doanh nghiệp, theo chức năng, nhiệm vụ, với tinh thần đoàn kết, xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao các chỉ số thành phần, chấm dứt tình trạng tụt hạng các chỉ số, trong đó tập trung các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Thứ nhất, giao các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ chủ trì thực hiện tốt việc triển khai các Kế hoạch khắc phục hạn chế và nâng cao các chỉ số của tỉnh Trà Vinh năm 2024. Phấn đấu trong năm 2024, Chỉ số PCI được xếp trong nhóm 20 và Chỉ số PGI được xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước. Tiếp tục khắc phục và nâng cao điểm số thứ hạng đối với các chỉ số PAR Index, SIPAS và PAPI.
Thứ hai, giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Chánh Văn phòng UBND tỉnh: tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, quan tâm thực hiện, yêu cầu các sở, ngành, địa phương nghiêm túc phối hợp cung cấp thông tin kịp thời để công khai minh bạch theo quy định khi có thông tin, thủ tục, chính sách (không phải thông tin mật) có liên quan doanh nghiệp, người dân…
Thứ ba, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo các địa phương khẩn trương phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu của các chỉ số thành phần do cơ quan, đơn vị mình phụ trách; xây dựng kế hoạch khắc phục, trong đó cần xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Thường xuyên theo dõi kiểm tra, đánh giá tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ của công chức, viên chức và kịp thời xử lý nghiêm túc theo quy định đối với các công chức, viên chức chưa thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, có thái độ chưa chuẩn mực đối với người dân và doanh nghiệp.
Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị khi giải quyết các thủ tục, thực thi các cơ chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân để đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ và toàn diện.
Thứ năm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ. Có kế hoạch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực đội ngũ công chức.
Thứ sáu, phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: chủ động, tích cực tham gia phản biện, đóng góp chính sách; là cầu nối giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp tiếp cận đúng các thông tin hỗ trợ của các cơ quan theo chuyên ngành; là đại diện tiếng nói của doanh nghiệp, tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp để đóng góp xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thật sự thiết thực và khả thi.
Thứ bảy, tập trung tuyên truyền, có giải pháp thiết thực để nâng cao mức độ tiếp cận, am hiểu pháp luật trong thực thực hiện các thủ tục hành chính và chấp hành pháp luật của người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ tại địa phương.
Đồng thời qua việc tổ chức Hội thảo này, thay mặt chính quyền tỉnh Trà Vinh, Ông Lê Văn Hẳn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh và Chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh:
– Cam kết sẽ vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt và tăng tốc hơn nữa; tôi yêu cầu các sở, ngành địa phương trong tỉnh phải có kế hoạch hành động cụ thể, kết quả cụ thể, không nói suông; phải nỗ lực hết sức để cải thiện 05 chỉ số nêu trên theo phương châm “nhiệm vụ nào chưa tốt thì phải thực hiện cho tốt, nếu đã tốt thì tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa”.
– Gửi gắm thông điệp đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh là chúng ta “cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng lợi và cùng phát triển”. Việc cải thiện các chỉ số, lấy nội dung, chất lượng làm trọng tâm, để các chỉ số phát triển một cách bền vững, hướng tới nền hành chính năng động.
Tin, ảnh: An Phương.